Tập thể dục mà thấy đau chỗ này thì cần dừng ngay, 5 việc phải làm để hạn chế cơn đau khi luyện tập

GĐXH – Nếu bạn cảm thấy đau khi tập thể dục và cơn đau đó không biến mất sau 72 tiếng, có dấu hiệu ngày một nặng hơn, hoặc có dấu hiệu sưng, nóng, đỏ… thì tốt nhất nên gặp bác sĩ để biết mình có nên tiếp tục luyện tập hay không.

4 nhóm người tuyệt đối không tập thể dục khi đói vì sẽ phản tác dụng, tàn phá sức khỏe khủng khiếp4 nhóm người tuyệt đối không tập thể dục khi đói vì sẽ phản tác dụng, tàn phá sức khỏe khủng khiếp

GĐXH – Tập thể dục với một chiếc bụng đói có thể giúp bạn giảm cân nhanh hơn, nhưng với một số người việc này rất nguy hiểm vì có thể gây bệnh bất cứ lúc nào.

Theo các HLV chuyên nghiệp, đối với người bắt đầu tập thể dục, hoặc tập những bài nâng cao thì việc đau nhức cơ bắp xuất hiện 1 hoặc 2 ngày sau khi tập là bình thường, đây là dấu hiệu cho thấy bạn đang cải thiện thể lực. Lúc này bạn đừng vội bỏ cuộc mà hãy luôn duy trì lịch tập đều đặn thì cảm giác khó chịu sẽ tự tan biến.

Tuy nhiên, khi cơ thể xuất hiện những dấu hiệu dưới đây thì tốt nhất bạn nên dừng cho tới khi sức khỏe bình thường thì hãy nên tập thể dục trở lại:

Tập thể dục mà thấy đau chỗ này thì cần dừng ngay, 5 việc phải làm để hạn chế cơn đau khi luyện tập - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Đau nhức cơ ngày một nặng hơn

Cơ bắp của bạn có thể bị đau sau khi luyện tập mới hoặc tăng cường độ luyện tập. Thông thường, đa số các cơ sẽ đau sau khi luyện tập 12 tiếng, cảm giác khó chịu nhất là trong vòng 48 -72 tiếng sau khi luyện tập. Trong thời gian này, cơ thể đang tự điều chỉnh để làm cho các cơ bắp của bạn to hơn và khỏe hơn. Bạn cũng có thể thấy dễ chịu hơn nếu bạn tập luyện nhẹ nhàng, điều này là rất bình thường.

Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy đau khi luyện tập và cơn đau đó không biến mất sau 72 tiếng, cơn đau ngày một nặng hơn, hoặc có dấu hiệu sưng, nóng, đỏ… có thể là bạn đã bị chấn thương như căng cơ hoặc co kéo cơ. Lúc này tốt nhất bạn nên gặp bác sĩ.

Chóng mặt kéo dài

Sau khi luyện tập, nếu bạn vẫn thấy chóng mặt hay mệt mỏi, đó không phải là dấu hiệu tốt mà hãy ngưng tập ngay.

Thông thường, chóng mặt tạm thời thường diễn ra khi chúng ta thay đổi tư thế luyện tập. Hoặc một lý do khác khiến bạn chóng mặt có thể là do chế độ ăn uống, nếu để bụng đói khi tập thể dục sẽ dễ thấy bủn rủn tay chân và chóng mặt. Tuy nhiên nếu xảy ra quá nhiều thì đó là tín hiệu xấu, cần được khám sớm.

Nhịp tim tăng lên

Tình trạng tim đập nhanh sau khi tập luyện cũng là một dấu hiệu cho thấy cơ thể cần một ngày nghỉ ngơi vào hôm sau. Lý do là vì khi nhận thấy có mối đe dọa nào, hệ thống thần kinh sẽ kích hoạt phản ứng căng thẳng và giải phóng các hormone làm tăng nhịp đập của tim để vận chuyển oxy đến cơ và não. Nói cách khác, khi không được nghỉ ngơi đầy đủ, cơ thể sẽ coi đó là một mối nguy hiểm và kích hoạt các cơ quan liên quan trong đó có tim.

Nếu có thiết bị theo dõi thể dục, hãy theo dõi cả nhịp tim khi nghỉ ngơi và nhịp tim sau tập luyện để phát hiện tình trạng tim đập nhanh kịp thời.

Ngủ không ngon giấc

Dư thừa lượng hormone căng thẳng không chỉ khiến tâm trạng rối loạn mà còn gây ra các vấn đề về giấc ngủ. Thiếu ngủ làm giảm khả năng phục hồi khi tập luyện, tăng mức độ viêm nhiễm, giảm hiệu quả tập luyện và thậm chí giấc ngủ còn giảm chất lượng hơn. Do đó, nếu hôm trước đã trải qua một đêm mất ngủ, ngủ không ngon giấc, hãy dành thời gian cho cơ thể nghỉ ngơi ngày hôm sau thay vì cố gắng tập luyện quá mức.

Tập thể dục mà thấy đau chỗ này thì cần dừng ngay, 5 việc phải làm để hạn chế cơn đau khi luyện tập - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

5 việc phải làm để tránh bị đau cơ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *