Hoa mắt, chóng mặt khi thay đổi tư thế là điều thường gặp ở bệnh nhân rối loạn tiền đình ngoại biên.
Rối loạn tiền đình ngoại biên nói riêng hay rối loạn tiền đình nói chung gây cho người bệnh những ảnh hưởng lớn tới cuộc sống thường nhật.
Rối loạn tiền đình là bệnh dễ gặp ở mọi lứa tuổi. Trong rối loạn tiền đình có hai loại là: rối loạn tiền đình trung tâm và rối loạn tiền đình ngoại biên. 90% trên tổng số những người mắc bệnh về tiền đình là mắc hội chứng rối loạn tiền đình ngoại biên.
Khi bị rối loạn tiền đình ngoại biên, người bệnh suy kiệt về tinh thần và sức lực, dẫn đến làm việc và học tập không hiệu quả, thậm chí gây nguy hiểm nếu phải đi lại nhiều.
Hãy biết cách phòng chống hội chứng đừng để hội chứng làm ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn.
Biểu hiện và nguyên nhân rối loạn tiền đình ngoại biên
Bệnh tiền đình ngoại biên được hiểu là hội chứng rối loạn chức năng các cấu trúc bên trong của tai, thuộc về dây thần kinh 08. Biểu hiện đặc trưng khi mắc là:
- Chóng mặt khi thay đổi tư thế.
- Choáng váng.
- Di chuyển khó khăn.
- Sợ ánh sáng…
Những điều trên gây ra những ảnh hưởng không tốt tới công việc và sinh hoạt hằng ngày, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng nếu bạn đang tham gia giao thông.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra rối loạn tiền đình ngoại biên, đó là:
- Người bị các bệnh lý ở tai như: viêm tai trong, viêm tai xương chũm mạn tính, xơ cứng tai.
- Người lạm dụng bia rượu.
- Gặp các tác dụng phụ của một số loại thuốc: kháng sinh, thuốc lợi tiểu, thuốc điều trị, ung thư, xạ trị, thuốc giảm đau,…dẫn đến tổn thương dây thần kinh số 8, gây tổn thương tiền đình – ốc tai…
- Người bị co thắt động mạch cột sống, dẫn đến việc bị mắc rối loạn tiền đình ngoại biên