GĐXH – Cậu thanh niên và cả gia đình đều sốc khi được bác sĩ kết luận là mắc bệnh gút, dù cậu không hề ăn uống những đồ mà được cho là dễ mắc bệnh này.
Không ăn sau buổi trưa để giảm cân và cái kết của người đàn ông 32 tuổi sau 6 tháng
GĐXH – Đi xem mắt bị chê vì quá béo, anh Ngô quyết tâm tập luyện để giảm cân nhưng kết quả không như mong đợi. Tình cờ lướt mạng thấy mô hình “không ăn sau buổi trưa”, anh đã áp dụng trong 6 tháng…
Bệnh viện trực thuộc thứ hai của Đại học Y học Cổ truyền Trung Quốc Chiết Giang gần đây đã tiếp nhận một bệnh nhân mắc bệnh gút bất thường – một thanh niên 16 tuổi.
Vì sao thanh thiếu niên mắc bệnh gút, căn bệnh của người trung niên và cao tuổi?
Tiểu Lôi, một cậu thanh niên 16 tuổi vẫn đang học trung học cơ sở, thường không thích ăn hải sản hay từng uống rượu nhưng lại mắc một căn bệnh thường có ở người trung niên. Khi các bác sĩ chẩn đoán và điều trị đã kết luận cậu mắc bệnh gút bởi vì thói quen thường xuyên từ khi còn nhỏ: thích uống nước ngọt và dùng nó thay nước uống hàng ngày.
Gia đình Tiểu Lôi cảm thấy rằng đồ uống có chất phụ gia và nước trái cây rất bổ dưỡng, vì vậy họ đều cho cậu uống nước trái cây. Dần dần, cậu bắt đầu thay thế nước lọc bằng nước ép trái cây và uống vài ly mỗi ngày.
Thời gian đầu, mọi chuyện diễn ra khá bình thường, bỗng một ngày vào nửa đêm, Tiểu Lôi đột nhiên bị đau ở ngón cái bàn chân trái, sưng đỏ, nóng rát khiến cậu không thể ngủ được vì đau.
Gia đình đã đưa con đến bệnh viện, sau khi kiểm tra, người ta phát hiện ra rằng axit uric cao hơn 600 μmol/L, cao hơn nhiều so với mức cho phép là 149 ~ 416 μmol/L. Ngón chân cái bên trái có nhiều tinh thể urat, được chẩn đoán là bị gút.
Bác sĩ Lý Tiểu Bằng, Khoa Thấp khớp và Miễn dịch học của Bệnh viện số 2 thuộc Đại học Y học Cổ truyền Trung Quốc Chiết Giang, người điều trị cho Tiểu Lôi cho biết, cậu bị bệnh gút vì loại nước ép trái cây mà cậu ấy thích uống hàng ngày.
Tại sao uống nước ép trái cây là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh gút?
Câu hỏi đặt ra là tại sao uống nước ép trái cây nhiều lại có thể gây ra bệnh gút?
Nước ép trái cây chứa nhiều đường
Chúng ta đều biết rằng bản thân trái cây tươi có hàm lượng đường cao. Một khi được ép thành nước trái cây, một lượng lớn cellulose vốn có trong trái cây sẽ bị loại bỏ dưới dạng cặn bã, đồng thời đường trong đó sẽ được giải phóng hoàn toàn. Các chất phụ gia được thêm vào trong quá trình chế biến, dẫn đến lượng đường trong nước ép trái cây cao hơn so với ăn trái cây trực tiếp.
Fructose ảnh hưởng đến nồng độ axit uric trong máu
Một nghiên cứu mới cho thấy, tại Mỹ, sự phổ biến của bệnh gút đã tăng cao trong 20 năm qua, và đang ảnh hưởng đến 8,3 triệu người, (chiếm 4%) dân số nước này. Tỷ lệ tăng nồng độ axit uric trong máu cũng cao hơn, ảnh hưởng trực tiếp tới 43,3 triệu người Mỹ (chiếm 21%). Những con số này cũng không ngừng “leo thang” trên toàn thế giới.
Tác dụng của đường fructose đối với nồng độ axit uric trong máu chủ yếu đến từ hai phương diện: một mặt có thể làm tăng axit uric trong máu, mặt khác có thể làm giảm bài tiết axit uric.
Quá trình chuyển hóa fructose trong cơ thể chúng ta cần có sự tham gia của purine. Vì vậy lượng fructose được chuyển hóa càng nhiều thì hàm lượng purine được tạo ra trong cơ thể càng cao và sản phẩm chuyển hóa purine là axit uric.
Mặt khác, nếu lượng đường fructose tiếp tục quá cao, quá trình bài tiết axit uric của thận cũng sẽ bị ức chế,
Hai nguyên nhân này kết hợp sẽ dẫn đến tăng axit uric trong máu và gây ra bệnh gút.
Vấn đề này có thể được chỉ ra rõ nhất trong 2 cuộc khảo sát dân số quy mô lớn về bệnh gút ở Hoa Kỳ.
Nghiên cứu đầu tiên là Nghiên cứu Khảo sát Dinh dưỡng và Sức khỏe Quốc gia Hoa Kỳ (NHANES llI), cho thấy: Đồ uống có hàm lượng đường fructose cao (dù là nước trái cây tổng hợp nhân tạo hay nước trái cây nguyên chất tự nhiên) và lượng đường fructose dinh dưỡng có liên quan đến việc tăng nồng độ axit uric trong máu.
Nghiên cứu thứ hai: Nghiên cứu Theo dõi Chuyên gia Y tế (HPFS), đã tiến hành trong 12 năm đối với 46.393 nam giới không có tiền sử bệnh gút, trong đó 755 người đã mắc bệnh gút cho thấy: Tiêu thụ nước ngọt tăng có liên quan tích cực đến tỷ lệ mắc bệnh gút. So với những người uống ít hơn 1 cốc mỗi tháng, những người uống 5 đến 6 cốc nước ngọt mỗi tuần có nguy cơ mắc bệnh gút là 1,29. Trong khi những người uống 1 cốc mỗi ngày là 1,45 và 1,85 cho người uống bằng hoặc hơn 2 cốc mỗi ngày. Kết luận cuối cùng là uống nước ngọt trong thời gian dài có thể là một yếu tố nguy cơ độc lập đối với bệnh gút ở nam giới.
Nguồn thực phẩm chính của fructose trong chế độ ăn của những người đàn ông Mỹ này là nước cam (15,9%), đồ uống có đường (15,5%), táo (14,5%), nho khô (5,2%) và cam (3,2% ) .
Một số bài báo đánh giá gần đây và kết quả cho thấy: nghiên cứu y học hiện tại cho thấy nó ủng hộ kết luận rằng lượng fructose hấp thụ có liên quan đến việc tăng axit uric máu và tăng nguy cơ mắc bệnh gút (ở đây lượng fructose hấp thụ, bao gồm cả những loại từ trái cây tươi, nước ép trái cây, trái cây sấy khô, nước ngọt có đường).