Điều trị rối loạn nhịp tim như thế nào?

Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị rối loạn nhịp tim. Tùy vào nguyên nhân và từng loại rối loạn nhịp tim mà bác sĩ đưa ra phương pháp khác nhau…

1. Nguyên tắc điều trị rối loạn nhịp tim

Tùy thuộc vào tình trạng rối loạn nhịp tim mà bác sĩ có thể dùng độc lập hay phối hợp nhiều phương pháp với nhau, nhưng cần theo những nguyên tắc chung:

– Loại bỏ các tác nhân gây loạn nhịp: Ngừng sử dụng một số loại thuốc điều trị bệnh nhưng gây loạn nhịp tim hoặc các chất kích thích, tình trạng rối loạn điện giải…

– Điều trị tốt các bệnh lý nền như: Bệnh tim mạch, bệnh đái tháo đường, bệnh cường giáp…

– Sử dụng các thuốc chống loạn nhịp theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa: Các thuốc bao gồm thuốc chẹn beta, chẹn kênh canxi, trợ tim digoxin… Tuy nhiên cần lưu ý không lạm dụng thuốc chống loạn nhịp, không tự ý sử dụng hoặc phổ biến cho người khác, vì các thuốc chống loạn nhịp có khi lại chính là nguyên nhân gây loạn nhịp tim, thậm chí rất nặng nề.

dieu tri roi loan nhip tim nhu the nao 600 7160987

Rối loạn nhịp tim do nhiều nguyên nhân.

Với một số trường hợp có cơn nhịp tim nhanh, có thể áp dụng các nghiệm pháp làm giảm nhịp tim bằng cách gây cường phó giao cảm như: Ấn và xoa xoang động mạch cảnh, ấn nhãn cầu, nghiệm pháp valsalva… Tuy nhiên, các biện pháp này cũng tiềm ẩn những nguy hiểm, do vậy cần thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa.

Trong các trường hợp rối loạn nhịp tim nặng hoặc đáp ứng không tốt với điều trị nội khoa, các phương pháp khác có thể được áp dụng gồm: Đặt máy tạo nhịp, máy phá rung tự động, sốc điện, đốt điện sinh lý, phẫu thuật…

2. Các phương pháp điều trị rối loạn nhịp tim

Trường hợp nhịp tim chậm thì việc dùng thuốc không mang lại hiệu quả cao. Thông thường chỉ định cho trường hợp này là đặt máy tạo nhịp tim. Máy được cấy dưới cơ ngực, sẽ hỗ trợ tạo các xung điện, hỗ trợ kích thích và khôi phục tần số tim cần thiết, tránh đột tử cho bệnh nhân.

Trường hợp nhịp tim nhanh, có nhiều phương pháp được sử dụng để điều trị:

– Thuốc điều trị: Thuốc chống loạn nhịp tim để kiểm soát và khôi phục nhịp tim bình thường.

– Liệu pháp phế vị: Thao tác đặc biệt này được dùng để ngăn chặn chứng nhịp nhanh trên thất bằng việc tác động lên dây thần kinh phế vị và hệ thống thần kinh kiểm soát nhịp tim.

– Đốt điện: Các sóng điện sẽ đốt các ổ nhịp tim bệnh lý để phòng ngừa nhịp tim không đều, nhịp nhanh.

– Sốc chuyển nhịp: Tác động lên các xung điện để khôi phục nhịp tim bình thường.

Khi các phương pháp can thiệp trên không hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để điều trị tình trạng rối loạn nhịp tim như phẫu thuật bắc cầu mạch vành nhằm cải thiện lưu lượng m.áu đến tim. Biện pháp này được dùng trong trường hợp bệnh nhân bị rối loạn nhịp tim nặng do mắc bệnh động mạch vành hoặc phẫu thuật Maze. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ rạch các đường lên tầng nhĩ của tim, tạo nhiều mô sẹo để cắt các đường đi của xung điện gây loạn nhịp tim.

3. Các thuốc chống loạn nhịp tim

Sử dụng các nhóm thuốc chống loạn nhịp tim là sự lựa đầu tiên trong điều trị. Bệnh nhân cần dùng thuốc trong thời gian dài để điều chỉnh rối loạn xung điện và phục hồi nhịp tim bình thường.

Các cơ chế tác động của thuốc chống loạn nhịp gồm:

Ngăn chặn nhịp tim tự động bất thường.
Kéo dài thời gian trơ và tăng thời gian phục hồi cơ tim.
Giảm hoặc tăng tốc độ dẫn truyền xung điện trong tim.

dieu tri roi loan nhip tim nhu the nao dba 7160987

Thuốc điều trị rối loạn nhịp tim có nhiều tác dụng phụ, chỉ dùng đúng theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa tim mạch.

Các nhóm thuốc chống loạn nhịp tim thường được sử dụng gồm:

– Amiodaron:Trong số các thuốc chống loạn nhịp, amiodaron là thuốc được kê dùng rất phổ biến và có hiệu quả tốt, nhưng thuốc có rất nhiều tác dụng không mong muốn, do đó cũng có nhiều hạn chế.

Có khoảng 70% bệnh nhân dùng amiodaron bị phản ứng phụ, trong đó có tới 5-20% các bệnh nhân buộc phải dừng thuốc.

Các tác dụng phụ chủ yếu của amiodaron liên quan đến liều dùng và thời gian dùng thuốc, do đó nó dễ xảy ra sau khi điều trị kéo dài và/hoặc liều cao. Bệnh nhân cần hết sức tôn trọng các chống chỉ định của thuốc, không bao giờ được tự ý dùng khi chưa có chỉ định và theo dõi của bác sĩ.

Một số tác dụng phụ của thuốc:

Tác dụng phụ trên tim: Tác dụng phụ đầu tiên cần hết sức lưu ý là làm chậm nhịp tim, nhất là khi kết hợp với các thuốc khác cũng có tác dụng làm chậm nhịp. Một số bệnh nhân (nhất là các bệnh nhân suy chức năng nút xoang) có thể xảy ra nhịp rất chậm, có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Ngoài ra thuốc cũng có thể làm nặng nề thêm các loại loạn nhịp, hoặc xuất hiện loạn nhịp mới. Đây là điều có vẻ như nghịch lý, nhưng lại hoàn toàn có thể xảy ra, tức là thuốc chống loạn nhịp, nhưng lại gây loạn nhịp.

Tác dụng phụ trên tuyến giáp: Do trong cấu trúc phân tử amiodarone có chứa iode, nên không những gây tác dụng phụ trên tuyến giáp mà còn làm sai lệch các kết quả xét nghiệm về chức năng tuyến giáp. Do vậy trước khi dùng thuốc, cần kiểm tra kỹ chức năng tuyến giáp. Thuốc có thể gây rối loạn chức năng tuyến giáp, gây suy giáp hoặc cường giáp. Tác dụng phụ này thường bắt đầu thấy các triệu chứng rõ rệt sau 2-3 tháng dùng thuốc.

Tác dụng phụ trên phổi: Nếu bệnh nhân đang sử dụng amiodarone mà xuất hiện dấu hiệu khó thở, ho khan kèm theo mệt mỏi, suy nhược toàn thân thì phải chú ý kiểm tra phổi. Amiodarone có thể gây viêm phổi kẽ, viêm phổi quá mẫn, xơ phổi.

Tác dụng phụ trên da: Quá mẫn với ánh sáng là một tác dụng phụ trên da hay gặp nhất của amiodarone. Khi dùng amiodaron lâu ngày có thể làm da đổi thành màu xanh xám. Tình trạng này hay gặp hơn ở người có nước da trắng hoặc những người thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mà không có biện pháp bảo vệ.

Tác dụng phụ trên mắt: Rối loạn thị giác, gồm nhìn quầng, nhìn lóa, sợ ánh sáng và khô mắt xảy ra ở khoảng 10% số bệnh nhân dùng amiodarone. Lắng đọng giác mạc không triệu chứng (lắng đọng vi thể) xảy ra ở gần như tất cả các bệnh nhân sau khi dùng amiodaron khoảng 6 tháng.

Một số tác dụng phụ khác cũng có thể gặp như tăng men gan, chán ăn, buồn nôn… nhưng tần suất ít hơn và thường rất nhẹ.

– Thuốc chẹn beta:Nhóm thuốc chẹn beta có tác dụng làm chậm nhịp tim, thư giãn cơ tim để giảm gánh nặng hoạt động cho tim, giảm dẫn truyền xung điện tim qua nút nhĩ thất. Các thuốc này gồm: Atenolol, metoprolol, bisoprolol,…

– Thuốc chẹn kênh canxi:Nhóm thuốc này có tác dụng giãn mạch, làm giảm dẫn truyền xung điện tim qua nút nhĩ thất, gồm các thuốc: Diltiazem, verapamil…

Ngoài ra, có thể sử dụng thêm các thuốc hỗ trợ như:

– Digoxin: Là một glycoside tim giúp tăng sức co bóp cơ tim, giảm dẫn truyền xung điện tim qua nút nhĩ thất.

– Adenosine: Là chất chủ vận purin giúp giãn mạch và làm giảm dẫn truyền qua nút nhĩ thất.

dieu tri roi loan nhip tim nhu the nao d0a 7160987

Bệnh nhân cần lắng nghe bác sĩ khuyên về việc dùng thuốc kết hợp chế độ ăn và luyện tập phù hợp.

4. Một số lưu ý chung khi điều trị rối loạn nhịp tim

– Nhìn chung, các thuốc chống rối loạn nhịp tim đều cần được bác sĩ kê rõ liều dùng và bệnh nhân cần tuyệt đối tuân thủ sử dụng. Bởi nếu sử dụng sai cách, các loại thuốc này rất dễ gây tác dụng phụ.

– Trong chế độ ăn, ưu tiên lựa chọn thực phẩm có lợi cho tim mạch, như trái cây và rau củ…; giảm thiểu ăn mặn và tránh sử dụng các chất kích thích.

– Duy trì cân nặng ở mức ổn định và phù hợp để bảo vệ sức khỏe tim mạch.

– Trường hợp có bệnh lý nền, sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để điều trị tốt bệnh.

– Nếu muốn kết hợp sử dụng thuốc Đông y, hãy thảo luận với bác sĩ để đảm bảo rằng các liệu pháp này không tương tác xấu với thuốc đang sử dụng.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh đái tháo đường típ 1

Bệnh đái tháo đường (tiểu đường) típ 1 là bệnh lý mạn tính, cần được điều trị suốt đời.

Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời cũng như kiểm soát đường huyết chặt chẽ sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.

bien chung nguy hiem cua benh dai thao duong tip 1 9e2 7159498

Đái tháo đường típ 1 xảy ra ở mọi lứa t.uổi nhưng thường gặp ở t.rẻ e.m, thanh thiếu niên và người trẻ t.uổi. Đây là một bệnh lý tự miễn, có nghĩa là hệ miễn dịch của chính cơ thể người bệnh tấn công và phá hủy một phần hoặc toàn bộ các tế bào sản xuất insulin của tuyến tụy. Nguyên nhân thường liên quan đến các yếu tố di truyền và tác động của môi trường sống. Do đái tháo đường típ 1 là bệnh tự miễn cho nên có thể phối hợp với các bệnh lý tự miễn khác như viêm tuyến giáp Hashimoto hoặc suy tuyến thượng thận nguyên phát.

Theo ghi nhận tại khoa Dinh dưỡng lâm sàng và tiết chế (Bệnh viện Nội tiết trung ương) cho thấy, tình trạng người bệnh được chẩn đoán đái tháo đường típ 1 nhập viện điều trị khá thường xuyên, chủ yếu là những bệnh nhân trẻ t.uổi, nhiều trường hợp chưa thành niên.

Đa số các trường hợp này đều đã được phát hiện và điều trị tại địa phương; tuy nhiên do chưa hiểu đúng về bệnh, thiếu kiến thức trong quá trình điều trị và sử dụng thuốc nên nhiều trường hợp không đạt mục tiêu điều trị dẫn tới nhiều biến chứng có thể gặp phải ở những người bệnh này chỉ sau vài năm.

Một trường hợp đái tháo đường típ 1 đặc biệt mà khoa Dinh dưỡng lâm sàng và tiết chế ghi nhận được cách đây 2 tuần là nữ bệnh nhân L.N.B. (25 t.uổi, địa chỉ tại Yên Mỹ, Hưng Yên) nhập viện trong tình trạng đường huyết tăng cao. Bệnh nhân đã được chẩn đoán đái tháo đường típ 1 trước đó và dùng thuốc theo đơn của bệnh viện tuyến cơ sở. Tuy nhiên, gần đây trong quá trình theo dõi đường huyết tại nhà, bệnh nhân thấy đường huyết tăng cao, mệt mỏi nên đã tới Bệnh viện Nội tiết trung ương khám.

Khi tiếp nhận, bệnh nhân B. có chỉ số đường huyết cao và thể trạng gầy (cao 1m41 và cân nặng 30kg). Sau khi được khám và xét nghiệm cho thấy bệnh nhân đã có biến chứng mắt, biến chứng thận và biến chứng thần kinh do đái tháo đường típ 1. Đây là một trường hợp bệnh nhân kiểm soát đường m.áu kém do chưa tuân thủ về dinh dưỡng và điều trị cũng như chưa có kiến thức về đái tháo đường típ 1. Bệnh nhân cần được nhanh chóng kiểm soát đường m.áu nhằm điều trị và dự phòng các biến chứng…

Khác với đái tháo đường típ 2, đái tháo đường típ 1 thường gặp ở những bệnh nhân trẻ t.uổi và có nhiều trường hợp là t.rẻ e.m. Những đối tượng này thường ít quan tâm đến sức khỏe cũng như gặp nhiều khó khăn trong vấn đề tuân thủ điều trị bệnh.

Chính vì vậy, việc giáo dục sức khỏe thường xuyên và phối hợp chặt chẽ với gia đình, người thân của bệnh nhân là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến điều trị.

Trong điều trị đái tháo đường típ 1, chế độ dinh dưỡng hợp lý có vai trò đặc biệt quan trọng. Bệnh nhân đái tháo đường típ 1 cần có một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng cũng như lựa chọn những loại thực phẩm phù hợp, ít gây tăng đường huyết và có lợi ích đến các biến chứng của bệnh. Trường hợp bệnh nhân đái tháo đường típ 1 ăn quá nhiều hoặc ăn quá ít đều ảnh hưởng xấu đến kết quả điều trị bệnh. Tuy nhiên, bệnh nhân thường không đủ các kiến thức để tự xây dựng một chế độ ăn hợp lý. Vì vậy, để có một chế độ ăn phù hợp, bệnh nhân đái tháo đường típ 1 cần được thăm khám và tư vấn dinh dưỡng bởi các chuyên gia dinh dưỡng lâm sàng.

Người bệnh đái tháo đường típ 1 nên tăng cường hoạt động thể chất, lựa chọn các bài tập phù hợp và tập luyện tối thiểu 30 phút mỗi ngày và tối thiểu 5 ngày mỗi tuần, nhằm kiểm soát đường huyết tốt hơn cũng như có vai trò trong dự phòng các biến chứng của đái tháo đường.

Ngoài những lưu ý về chế độ ăn uống, rèn luyện, sử dụng insulin đúng cách, người bị đái tháo đường típ 1 cần đề phòng các biến chứng. Bởi vì ngay cả những người kiểm soát đường huyết tốt thì vẫn có khả năng xuất hiện các biến chứng của bệnh. Cần lưu ý đi khám nếu có triệu chứng như lượng đường trong m.áu tăng cao hơn; Tê bì, dị cảm hoặc đau ở bàn chân, cẳng chân; Có vấn đề về thị lực; Vết loét hoặc n.hiễm t.rùng ở bàn chân; Tình trạng trầm cảm hoặc rối loạn lo âu.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *