Cách giảm thiểu nguy cơ loãng xương ở phụ nữ mãn kinh

Một trong những vấn đề phụ nữ mãn kinh hay gặp là loãng xương, một căn bệnh làm yếu xương, tăng nguy cơ gãy xương.

Thời kỳ mãn kinh báo hiệu sự kết thúc giai đoạn sinh sản của người phụ nữ. Đây cũng là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi ảnh hưởng tới sức khỏe, liên quan rõ ràng đến nội tiết tố.

Đối với nhiều phụ nữ, thời kỳ mãn kinh không chỉ đơn thuần là những cơn bốc hỏa và kinh nguyệt biến mất. Thời kỳ mãn kinh và ngay sau khi mãn kinh là thời điểm bệnh loãng xương thường xuất hiện. Loãng xương có thể tiến triển thầm lặng mà không có bất kỳ triệu chứng hay cơn đau nào cho đến khi xảy ra tình trạng gãy xương đột ngột, thường là ở lưng và hông.

1. Loãng xương – một “căn bệnh thầm lặng”

Loãng xương đang trở thành một vấn đề sức khỏe mang tính toàn cầu và gây ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe người có tuổi, đặc biệt là phụ nữ. Tại Việt Nam, cứ 3 phụ nữ trên 50 tuổi thì có 1 người mắc bệnh loãng xương. Theo ước tính, có khoảng 3,6 triệu người Việt Nam đang bị loãng xương – một rối loạn chuyển hóa của bộ xương, là nguyên nhân dẫn đến gãy xương. Dự báo, đến năm 2030 sẽ có khoảng hơn 4,5 triệu người bị loãng xương, trong đó nữ giới chiếm 70 – 80%.

Lối sống lành mạnh giúp giảm thiểu nguy cơ loãng xương ở phụ nữ mãn kinh - Ảnh 2.

Cấu trúc xương bình thường và cấu trúc xương xốp hơn khi bị loãng xương.

Vì bệnh loãng xương thường không được phát hiện cho đến khi bạn bị gãy xương lần đầu, nên nó thường được gọi là ‘căn bệnh thầm lặng’. Đa số người bệnh sẽ không có triệu chứng cảnh báo bệnh rõ ràng cho đến khi bị gãy xương. Đây là một thực tế bởi nhiều bệnh nhân không có triệu chứng tin rằng họ không bị loãng xương. Loãng xương có thể dẫn đến gãy xương gây đau, giảm khả năng vận động và chức năng. Gãy xương có liên quan đến giảm chất lượng cuộc sống và tăng tỷ lệ tử vong.

2. Nguyên nhân gây loãng xương ở phụ nữ mãn kinh

Xương và các tổ chức khác luôn ở trong tình trạng thay đổi liên tục trong suốt cuộc đời. Từ nhỏ cho đến tuổi trưởng thành, lượng xương trong cơ thể tăng dần và đến 25-30 tuổi thì đạt đỉnh. Sau tuổi 30 lượng xương dần thoái hóa, mỗi năm giảm khoảng 0,25 -1%.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *