GĐXH – Rau cải cúc chứa lượng lớn carotene và các axit amin có thể bảo vệ gan, nâng cao chức năng gan. Ngoài ra, hàm lượng chất sắt và canxi có trong rau cải cúc có thể giúp cơ thể sản xuất ra máu mới và tăng độ dẻo dai của xương khớp.
Loại hạt nhỏ, dễ mua nhưng lượng canxi gấp 7,5 lần sữa và 14 lần trứng, nên ăn để phòng các bệnh xương khớp
GĐXH – Không những giàu canxi, hạt mè đen còn chứa nhiều khoáng chất khác như magiê, phốt pho, canxi , đồng, sắt và kẽm đều đóng vai trò duy trì mật độ xương, giúp xương chắc khỏe.
Với khí hậu lạnh của mùa đông miền Bắc, rau cải cúc thường phát triển nhanh và giàu chất dinh dưỡng. Với người dân miền Bắc, cải cúc không chỉ làm món rau ăn quen thuộc mà nó còn là vị thuốc dân dã được sử dụng để chữa một số bệnh hiệu quả.
Ảnh minh họa
Theo BS Hoàng Xuân Đại, rau cải cúc hay còn gọi là tần ô có tác dụng bình can bổ thận; trị chứng hồi hộp, tim đập mạnh, đánh trống ngực, mất ngủ, tâm phiền bất an…
Trong rau cải cúc rất nhiều chất dinh dưỡng như: 1,85% protid, 2,57% glucid, 0,43% lipid và các axit amin, lysin, chất xơ… và nhiều vitamin quan trọng.
Đông y cho rằng, rau cải cúc có vị ngọt, hơi đắng, the, thơm, tính hơi mát, lành không độc, có tính năng tiêu thực, thanh đàm hỏa, yên tâm khí. Rau có công hiệu chữa trị ho lâu ngày, làm tán phong nhiệt, chữa đau mắt, nên được sử dụng cho các chứng như: ăn kém tiêu, viêm họng, viêm phế quản…
6 công dụng của rau cải cúc với sức khỏe
Cải cúc giúp bổ gan
Rau cải cúc chứa lượng lớn carotene và các axit amin có thể bảo vệ gan, nâng cao chức năng gan. Cải cúc còn giàu khoáng chất kali, có thể giúp cơ thể sửa chữa và điều chỉnh các tế bào bị tổn thương, thúc đẩy chức năng trao đổi chất của gan và duy trì hoạt động bình thường của gan. Khoáng chất kali cũng giúp điều chỉnh sự cân bằng axit-bazơ trong cơ thể. Do đó bổ sung rau cải cúc vào chế độ ăn hợp lý sẽ giúp hỗ trợ bảo vệ gan tốt hơn.
Cải cúc giúp cải thiện tiêu hóa
Cải cúc chứa lượng lớn tinh dầu dễ bay hơi chính là mùi thơm đặc trưng của rau. Tinh dầu cải cúc có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, giúp ăn ngon, tăng cảm giác thèm ăn. Cải cúc cũng là rau nhiều chất xơ giúp đẩy nhanh nhu động ruột và thúc đẩy quá trình đại tiện. Tiêu thụ thường xuyên giúp làm giảm mức cholesterol.
Ảnh minh họa
Tăng khả năng miễn dịch
Rau cải cúc chứa lượng lớn selen, tác dụng cải thiện khả năng miễn dịch. Ngoài ra, cải cúc còn chứa nhiều chất dinh dưỡng khác rất thích hợp để ăn hàng ngày.
Giúp ngủ ngon hơn
Rau cải cúc có mùi thơm, giàu vitamin, caroten và các loại axit amin, có tác dụng an thần, ổn định tâm trạng, hạ huyết áp, bảo vệ não, ngăn ngừa suy giảm trí nhớ.
Cải cúc tốt cho sức khỏe tim mạch
Cải cúc có tới 8 loại axit amin quan trọng cho cơ thể và nhiều kali, muối khoáng nên giúp lợi tiểu hạ huyết áp. Cải cúc giàu chất xơ cũng có dụng tăng cường co bóp dạ dày, thúc đẩy quá trình tiêu hóa, giảm lượng cholesterol. Rau cải cúc còn có chứa 4 thành phần dược liệu phù hợp với người đang điều trị bệnh tim, giúp tim mạch khỏe hơn. Đặc biệt, mùi hương đặc trưng của cải cúc còn có tác dụng dưỡng tim.
Cải cúc giúp ngừa loãng xương
Rau cải cúc còn rất giàu sắt và canxi, có thể giúp cơ thể sản xuất ra máu mới và tăng độ dẻo dai của xương. Những người lớn tuổi trẻ nhỏ ăn cải cúc đều rất tốt. Đặc biệt cải cúc còn nhiều axit amin thiết yếu thúc đẩy phát triển nên rất tốt cho trẻ nhỏ.
Ảnh minh họa
Rau cải cúc ăn thế nào để ngon nhất?
Cải cúc là loại rau có thể luộc, nấu canh, ăn sống, đặc biệt cải cúc rất hợp với nhúng lẩu, nhúng kèm món hủ tiếu miền Nam. Cải cúc già có thể phơi khô giữ lại làm thuốc, đặc biệt rễ cây.
Do đó hãy tăng thêm cải cúc vào bữa ăn của gia đình, đặc biệt với đối tượng trẻ nhỏ cũng có thể ăn món rau này, bạn có thể nấu mềm cho bé nhé.
Ai không nên ăn rau cải cúc?
Cải cúc vừa là thực phẩm giúp bồi bổ sức khỏe, vừa là thuốc chữa bệnh. Do cải cúc có tính mát nên người bị tiêu chảy, thể trạng hư hàn và lạnh bụng cần tránh.
Ngoài ra, cải cúc dễ nhiễm trứng giun nên cần nấu chín trước khi ăn, nếu ăn sống cần rửa kĩ để loại bỏ giun và trứng giun.
Lưu ý, cải cúc có thể hỗ trợ hạ huyết áp, giải cảm, giảm ho và trị ít sữa tuy nhiên tác dụng chậm nên cần kiên trì sử dụng liên tục trong 3 – 10 ngày để đạt được kết quả mong muốn. Nếu bệnh nghiêm trọng, nênthăm khám để được điều trị đặc hiệu.
5 bài thuốc trị ho bằng mật ong hiệu quả nhất, đây là 6 lưu ý nhất định phải biết khi chữa viêm họng bằng mật ong
GĐXH – Dùng mật ong nguyên chất chữa viêm họng là một trong những cách đơn giản và phổ biến. Để tăng tính hiệu quả, bạn có thể kết hợp mật ong với một số thực phẩm khác.
Dùng mật ong khi trời lạnh, nếu có dấu hiệu này cần dừng ngay, đây là 5 cách nhận biết mật ong nguyên chất
GĐXH – Mật ong rất tốt và bổ dưỡng, tuy nhiên không phải vì vậy mà ai cũng có thể dùng mật ong và dùng với lượng tùy thích.
Chủ quan với nốt ruồi, một phụ nữ phát hiện ung thư hắc tố, chuyên gia chỉ rõ nốt ruồi có dấu hiệu này cần được khám sớm!
GĐXH – Nốt ruồi mọc ở chân của bệnh nhân thực chất là một khối u ác tính – ung thư hắc tố, một trong những loại ung thư da nguy hiểm nhất, nhưng bệnh nhân không mấy quan tâm vì không biết.