Sẽ có những ngày chúng ta cảm thấy như bị thiếu năng lượng, người mệt mỏi, uể oải… đặc biệt trong những tháng mùa đông. Vậy làm thế nào để phòng ngừa và ứng phó với tình trạng này?
1. Tránh bỏ bữa
Nếu bạn đã bỏ bữa sáng hay làm việc suốt giờ nghỉ trưa, bạn có thể nhận thấy mình uể oải hơn bình thường. Chú ý ăn uống thường xuyên sẽ làm tăng mức năng lượng của bạn. Bộ não của chúng ta cần dinh dưỡng để hoạt động bình thường, đúng cách.
Nhiều người có thói quen bỏ bữa và lượng đường trong máu của họ tăng giảm trong suốt cả ngày. Điều này sẽ gây bất lợi cho năng lượng trong cơ thể của chúng ta.
2. Thư giãn cơ thể giúp tăng năng lượng
Không có gì ngạc nhiên khi căng thẳng cảm xúc có tác động lâu dài đến mức năng lượng. Nếu bạn đang gặp phải mức độ căng thẳng cao, điều đó chắc chắn có thể góp phần khiến bạn bị thiếu năng lượng.
Để chống lại sự căng thẳng này, bạn có thể thiền , thậm chí chỉ năm phút thiền mỗi ngày hoặc viết nhật ký để ghi lại cảm xúc của mình. Bạn cũng có thể đọc thứ gì đó mang lại niềm vui và giúp bạn thư giãn .
Thiền giúp bạn có thêm năng lượng.
3. Hạn chế chất caffeine
Cà phê giúp tăng mức năng lượng, tinh thần… nhưng uống quá nhiều caffein e có thể gây ra tác dụng ngược, khiến bạn càng thêm uể oải. Tiến sĩ Alfred Tallia, Giám đốc Khoa Y học gia đình tại Trường Y Robert Wood Johnson (New Jersey), Hoa Kỳ cho biết, nếu bạn tiêu thụ một lượng lớn đồ uống có chứa caffein suốt cả ngày, sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ và gây ảnh hưởng đến mức năng lượng của bạn.
Việc giảm lượng tiêu thụ cà phê đột ngột cũng có thể khiến bạn mệt mỏi lúc đầu, vì vậy hãy giảm dần dần cho đến khi bạn tìm ra được thứ phù hợp với mình nhất.
4. Vận động cơ thể trong suốt cả ngày
Kết hợp tập thể dục trong ngày, dù chỉ với số lượng nhỏ, sẽ giúp bạn cảm thấy khỏe mạnh hơn. Một nghiên cứu được công bố vào năm 2021 bởi Trường Y Harvard, Hoa Kỳ cho thấy tập thể dục hàng ngày là điều cần thiết để tăng mức năng lượng.
Không cần phải nâng tạ hoặc chạy 8 cây số mỗi ngày, thậm chí ngay cả những động tác thể dục có tác động nhỏ cũng đã được chứng minh là làm tăng lưu lượng oxy và nồng độ hormone, giúp bạn có thêm được năng lượng.
Uống nhiều chất caffein khiến bạn càng thêm uể oải.
5. Uống nước thường xuyên
Mất nước là nguyên nhân phổ biến khiến năng lượng thấp. Raelene Brooks, Trưởng khoa Điều dưỡng tại Đại học Phoenix, Hoa Kỳ cho biết: “Khi chúng ta bị mất nước, lượng tế bào hồng cầu mang oxy sẽ giảm đi. Nồng độ oxy thấp biểu hiện mệt mỏi, khó chịu và bồn chồn”.
Nếu bạn gặp khó khăn trong việc chú ý đến lượng nước uống vào, hãy xem xét các mẹo như hẹn giờ để đảm bảo uống đủ nước mỗi ngày hoặc luôn mang bên mình một bình nước nhỏ.
6. Không dành quá nhiều thời gian trước màn hình
Dành quá nhiều thời gian trước màn hình vào ban đêm có thể làm gián đoạn nhịp sinh học và ảnh hưởng đến năng lượng của bạn vào ngày hôm sau. Tuy nhiên, thời gian sử dụng điện thoại hoặc máy tính trong ngày cũng có thể ảnh hưởng đến mức năng lượng của bạn, dẫn đến mỏi mắt và có thể gây đau đầu.
Bạn nên áp dụng quy tắc “20-20-20” để hạn chế thời gian nhìn màn hình: Khi làm việc với máy tính, cứ 20 phút hãy nghỉ giải lao, sau đó nhìn vào một vật cách bạn “20 bước chân” (6 mét) trong 20 giây để thư giãn đôi mắt.
Dành thời gian quá nhiều trước màn hình gây suy giảm năng lượng.
7. Áp dụng thói quen ngủ lành mạnh
Vệ sinh giấc ngủ tốt là điều cần thiết để duy trì mức năng lượng và điều chỉnh đồng hồ sinh học. Chất lượng giấc ngủ cũng quan trọng như số giờ ngủ. Do đó, Tiến sĩ Tallia khuyên nên áp dụng những thói quen lành mạnh để phát triển thói quen đi ngủ: Giãn cơ, thư giãn, đọc sách và để các thiết bị điện tử cách xa giường.