Ba loại vaccine mới, trong đó có vaccine phòng bệnh sốt xuất huyết đã chính thức được Bộ Y tế cấp phép lưu hành tại Việt Nam.
Bộ Y tế cấp phép 3 loại vaccine mới lần đầu tiên được sử dụng tại Việt Nam
Bộ Y tế vừa ký quyết định cấp phép, gia hạn giấy đăng ký lưu hành cho 40 loại vaccine, sinh phẩm, trong đó có 3 vaccine mới lần đầu tiên được cấp phép tại Việt Nam là vaccine phòng bệnh sốt xuất huyết, bệnh zona thần kinh và vaccine phòng 23 tuýp phế cầu thế hệ mới.
Cụ thể, vaccine phòng bệnh sốt xuất huyết là Qdenga, vaccine phòng bệnh zona thần kinh là Shingrix và vaccine phòng 23 tuýp phế cầu thế hệ mới có tên là Shingrix Pneumovax 23. Cả 3 vaccine nói trên đều được sản xuất bởi các hãng dược phẩm lớn trên thế giới là Takeda (Nhật Bản), GSK (Bỉ) và MSD (Mỹ).
Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế, vaccine sốt xuất huyết, zona thần kinh và phế cầu 23 đã được sử dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới, việc cấp phép tại Việt Nam là một tin rất đáng mừng cho người dân.
Sốt xuất huyết không được uống nước dừa?
Nhiều người cho rằng khi sốt xuất huyết không nên uống nước dừa vì không có tác dụng bù nước và khó nhận biết biến chứng
Theo Viện Huyết học – truyền m.áu Trung ương, sốt Dengue và sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm gây dịch do virus Dengue gây nên. Virus truyền từ người bệnh sang người lành do muỗi đốt.
Nhiều người cho rằng khi sốt xuất huyết chỉ uống bù điện giải không nên uống nước dừa vì không có tác dụng bù nước và khó nhận biết biến chứng. Điều này là hoàn toàn sai lầm, vì trong sốt xuất huyết, việc sốt cao mấy ngày liên tục sẽ khiến bệnh nhân bị mất nước, mất dịch.
Sốt xuất huyết có được uống nước dừa? (Ảnh minh họa)
Việc bù dịch đơn giản nhất là cho bệnh nhân uống Oresol. Tuy nhiên, có rất nhiều bệnh nhân khó uống Oresol mà có thể thay thế bằng nước dừa, nước cam, nước bưởi, nước chanh để bù lại lượng dịch đã mất.
Hơn nữa, các loại quả trên chứa nhiều khoáng chất và vitamin C, giúp tăng cường sức đề kháng và tăng sự vững bền của thành mạch.
Sốt xuất huyết là một bệnh nhiễm virus gây ra triệu chứng đầu tiên là sốt, theo cảnh báo thời gian nguy hiểm nhất của bệnh là từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 của bệnh, do đó bạn nên đi xét nghiệm sốt xuất huyết từ ngày thứ 3 của sốt.
Người bệnh cần làm các xét nghiệm tổng phân tích tế bào m.áu để theo dõi số lượng tế bào m.áu thay đổi hàng ngày và các xét nghiệm chẩn đoán virus gồm xét nghiệm về kháng nguyên và kháng thể.
Người bệnh sốt xuất huyết cần nhập viện khi có các triệu chứng: vật vã, lờ đờ, li bì, không ăn uống được, đau bụng, nôn ói hoặc khi có các triệu chứng xuất huyết dưới da, xuất huyết niêm mạc… Người bệnh cũng cần nhập viện ngay nếu khi xét nghiệm nếu tiểu cầu thấp dưới 30 G/L.