GĐXH – Thay thế thịt đỏ bằng thịt trắng; thay cơm trắng bằng cơm gạo lứt, hoặc bún, miến, bánh phở; ưu tiên các món hấp luộc… là điều cần làm khi bị mỡ máu cao.
Người bị gan nhiễm mỡ không ăn 5 nhóm thực phẩm này để giảm gánh nặng cho gan!
GĐXH – Mục đích của việc điều trị gan nhiễm mỡ đó là làm giảm lượng mỡ trong gan. Do đó, người bệnh cần kiêng hoặc hạn chế một số thực phẩm gây bất lợi cho gan.
Rối loạn mỡ máu hay rối loạn chuyển hóa lipid máu là hiện tượng nồng độ chất béo trong cơ thể quá cao hay quá thấp so với bình thường. Rối loạn mỡ máu là một tình trạng khá phổ biến và có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi.
Nguyên nhân gây rối loạn mỡ máu thường là do chế độ ăn uống không hợp lý, hoặc do sử dụng một số loại thuốc có thành phần làm tăng nồng độ triglyceride trong máu (thuốc estrogen, thuốc trị HIV…). Ngoài ra, những người có tiền sử gia đình bị rối loạn mỡ máu, hay các bệnh về tim mạch thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Rối loạn mỡ máu, nếu không được điều trị kịp thời, mỡ máu đọng lại thành động mạch gây xơ vữa động mạch, thậm chí mắc các bệnh lý về tim mạch như suy tim, đột quỵ…
Vì vậy, bên cạnh sử dụng thuốc điều trị, dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Trong đó, lựa chọn thực đơn hàng ngày cho người bị mỡ máu cao phù hợp sẽ góp phần kiểm soát bệnh hiệu quả.
Ảnh minh họa
6 “nguyên tắc vàng” trong việc xây dựng thực đơn hằng ngày cho người mỡ máu cao
Thực đơn cho người bị máu nhiễm mỡ cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng nhưng phải tránh làm tăng các chỉ số mỡ xấu, cụ thể như:
Tăng cường rau quả, chất xơ
Mỗi ngày cần ăn ít nhất 400 gam rau quả để tăng cường chất xơ, giảm nguy cơ mắc các bệnh chuyển hóa. Chất xơ đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa rối loạn mỡ máu, có tác dụng loại bỏ một phần chất béo và cholesterol hấp thụ vào cơ thể.
Người bệnh nên ăn các loại trái cây tươi nhiều màu sắc, rau xanh lá, các loại nấm, ngũ cốc nguyên hạt…
Giảm lượng tinh bột
Ăn quá nhiều tinh bột sẽ làm tăng chuyển hóa Triglyceride, khiến mỡ máu tăng cao. Những loại thực phẩm giàu tinh bột phổ biến là khoai tây, khoai lang, cơm trắng…
Người bệnh nên thay cơm trắng bằng cơm gạo lứt, hoặc ăn bún, miến, bánh phở… để hạn chế lượng tinh tinh bột nạp vào cơ thể. Với người lao động chân tay nhiều có thể ăn tới 0,5 kg gạo lứt mỗi ngày. Tuy nhiên, người làm công việc hành chính văn phòng chỉ nên ăn khoảng 0,3 kg/ngày
Thay thế thịt đỏ bằng các loại thịt trắng
Trong thịt đỏ có chứa hàm lượng Cholesterol cao làm tăng nguy cơ rối loạn mỡ máu. Do đó người bệnh cần kiêng hoặc hạn chế loại thực phẩm này trong khẩu phần ăn. Bên cạnh đó nên tránh các loại thịt mỡ, thịt có gân, da, nội tạng động vật…
Theo các chuyên gia những người bị mỡ máu cao có thể thay thế thịt đỏ bằng các loại thịt trắng như cá, gà, vịt….
Ảnh minh họa
Hạn chế muối trong các món ăn
Ăn nhiều muối không chỉ khiến tình trạng máu nhiễm mỡ trầm trọng hơn mà còn làm tăng nguy cơ cao huyết áp, mắc bệnh tim mạch, bệnh thận… Nên giảm lượng muối xuống dưới 5g/ngày bằng cách tránh sử dụng muối bột, thay thế bởi gia vị thảo mộc, lựa chọn những thực phẩm tươi, tránh thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp.
Ưu tiên ăn các món hấp luộc trong thực đơn
Chế biến các món hấp, luộc giúp hạn chế lượng chất béo nạp vào cơ thể so với các món chiên, xào, nướng… Từ đó khiến thực đơn cho người mỡ máu cao thanh nhẹ và mạnh khỏe hơn.
Bên cạnh đó, các món ăn hấp, luộc sẽ đảm bảo lưu giữ được dinh dưỡng, các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
Uống nhiều nước
Bệnh nhân rối loạn mỡ máu nên duy trì uống nhiều nước mỗi ngày, cải thiện quá trình bài tiết, qua đó loại bỏ các chất độc hại ra khỏi cơ thể.
Bất ngờ công dụng của trứng vịt, vừa rẻ vừa giàu dinh dưỡng hơn trứng gà, nhưng 2 nhóm người này được khuyến cáo không nên ăn
GĐXH – Nếu như so trứng gà với trứng vịt thì đa số các bà nội trợ sẽ chọn trứng gà bởi trứng gà thường thơm ngon, không ít vị tanh và chế biến món ăn đa dạng hơn trứng vịt. Nhưng thực chất xét về giá trị dinh dưỡng thì trứng vịt cao hơn trứng gà.
Cắt bỏ tinh bột để giảm cân, cẩn thận giảm thọ