T.rẻ e.m là đối tượng nhạy cảm, dễ mắc các bệnh lý nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, việc tự ý sử dụng thuốc kháng sinh cho trẻ theo kinh nghiệm là điều hoàn toàn sai lầm và có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Ảnh minh họa
Bài viết cung cấp cho cha mẹ những thông tin cần thiết về việc sử dụng kháng sinh cho t.rẻ e.m, giúp bảo vệ sức khỏe của bé một cách tốt nhất.
Dưới đây là những nguyên tắc chung khi sử dụng kháng sinh cho t.rẻ e.m:
Chỉ sử dụng kháng sinh khi thực sự cần thiết: Kháng sinh chỉ hiệu quả trong điều trị các bệnh do vi khuẩn gây ra. Do đó, cha mẹ không nên tự ý cho trẻ uống kháng sinh khi chưa có kết quả xét nghiệm hoặc chẩn đoán của bác sĩ.
Lựa chọn đúng thuốc: Việc lựa chọn loại kháng sinh phù hợp phụ thuộc vào vị trí nhiễm khuẩn, loại vi khuẩn gây bệnh và độ t.uổi của trẻ. Cha mẹ cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ để lựa chọn thuốc phù hợp cho bé.
Sử dụng thuốc đúng liều, đúng đường dùng, cách dùng và đủ thời gian: Việc sử dụng thuốc không đúng cách có thể dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh hoặc các tác dụng phụ nguy hiểm. Cha mẹ cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc hoặc hỏi ý kiến bác sĩ về liều lượng, cách dùng và thời gian sử dụng phù hợp cho bé.
Chỉ phối hợp kháng sinh khi thật sự cần thiết: Việc phối hợp nhiều loại kháng sinh có thể làm tăng nguy cơ tác dụng phụ. Do đó, cha mẹ không nên tự ý phối hợp thuốc cho bé mà cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ.
Do đặc điểm sinh lý chưa hoàn thiện, t.rẻ e.m có nguy cơ gặp tác dụng phụ khi sử dụng thuốc cao hơn người lớn. Một số nhóm thuốc kháng sinh không nên dùng cho t.rẻ e.m:
Nhóm Quinolon: Ciprofloxacin, ofloxacin, levofloxacin, moxifloxacin… có thể gây hại cho sự phát triển của sụn và xương, thậm chí gây viêm đứt gân. Không nên sử dụng cho t.rẻ e.m dưới 16 t.uổi.
Nhóm Tetracyclin: Doxycycline, Tetracycline… ảnh hưởng đến sự phát triển của răng và xương. Không nên sử dụng cho t.rẻ e.m dưới 8 t.uổi.
Nhóm Sulfamid: Sulfamethoxazole, sulfadiazin… có thể gây buồn nôn, nôn, tiêu chảy, rối loạn hệ thống tạo m.áu, dị ứng và sỏi thận. Không nên sử dụng cho trẻ sơ sinh.
Nhóm Phenicol: Thiamphenicol, cloramphenicol… có thể gây ức chế tủy xương, ảnh hưởng đến quá trình tạo m.áu, viêm thần kinh thị giác và hội chứng xám gây tím tái, trụy mạch. Chỉ sử dụng khi không có lựa chọn khác và tuyệt đối không sử dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ dưới 6 tháng t.uổi.
Nhóm Aminoglycosid: Amikacin, Streptomycin, gentamycin, neomycin… có thể gây độc tính trên thận và thính giác, dẫn đến điếc vĩnh viễn. Không nên sử dụng cho trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh.
Nhóm Lincosamid: Lincomycin, clindamycin… có thể gây viêm đại tràng giả mạc ở t.rẻ e.m dưới 2 t.uổi.
Lưu ý: việc tự ý sử dụng thuốc nói chung hay kháng sinh nói riêng đều tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của t.rẻ e.m.
Cha mẹ cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc trước khi dùng hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ để được tư vấn cụ thể.
Khi trẻ có bất kỳ biểu hiện bất thường nào khi sử dụng thuốc, cha mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay lập tức.
Sử dụng thuốc kháng sinh cho t.rẻ e.m cần tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả điều trị và an toàn cho bé.
Người đàn ông thổi lên nồng độ cồn sau khi ăn một chiếc bánh
Ông Nick Carson cảm thấy say chuếnh choáng dù không uống rượu bia mà chỉ ăn một chiếc bánh. Cơ thể của ông có khả năng chuyển hóa các món ăn chứa tinh bột, đường thành cồn.
Nick Carson, sống ở Lowestoft, Suffolk (Anh), cho biết chỉ cần ăn một miếng bánh, ông cũng có thể bị say. Ông được chẩn đoán mắc hội chứng tự sinh rượu (ABS). Bởi vậy, ông luôn phải mang theo máy đo nồng độ cồn qua hơi thở bên mình vì không biết lúc nào các triệu chứng bệnh sẽ kích hoạt.
Một miếng bánh cũng làm tăng nồng độ cồn trong cơ thể ông Nick Carson. Ảnh: Mercury
Người đàn ông 62 t.uổi cho biết: “Một chút đường hoặc tinh bột cũng có thể nhanh chóng khiến tôi say. Tôi cố gắng tuân thủ chế độ ăn kiêng nhưng điều đó thật khó vì nhiều loại thực phẩm chứa carbs. Có lần tôi thử ăn một lượng nhỏ khoai tây chiên ít béo và say đến mức phải nằm trong phòng khách, nôn mửa, trước khi bất tỉnh 45 phút”.
Đôi lúc ông Carson đi vòng quanh giống như mộng du mà không biết mình đang làm gì: “Tôi có thể từ trạng thái tỉnh táo chuyển sang vượt quá nồng độ cồn cho phép chỉ trong vài phút, điều này khá đáng sợ”.
Người chủ doanh nghiệp được cho đã mắc phải căn bệnh tự sinh rượu (ABS) sau khi tiếp xúc với hóa chất mạnh tại nơi làm việc cách đây 20 năm. Năm 2003, ông Carson lần đầu tiên nhận thấy các triệu chứng của ABS. Sau khi đổ một lớp dung môi mạnh xuống sàn tại chỗ làm, ông về nhà với cảm giác ốm nặng trước khi bất tỉnh. Các triệu chứng ngày càng trở nên tồi tệ nhưng ông không biết lý do.
Người đàn ông Anh luôn phải mang theo máy đo nồng độ cồn trong hơi thở. Ảnh: Mercury
Theo The Sun, mọi chuyện trở nên sáng tỏ sau khi Carson và vợ xem một tập phim truyền hình Doc Martin nói về hội chứng ABS. Họ bắt đầu tìm hiểu về căn bệnh này khi người mắc có thể chuyển hóa thức ăn chứa đường và tinh bột thành rượu.
Bác sĩ cho biết yếu tố kích hoạt hội chứng ABS thường liên quan tới kháng sinh nhưng cũng có thể do nguyên nhân khác. Trước đây, ông Carson không thích ăn đồ ngọt nhưng giờ ông rất thèm bánh xốp.
Ông cố gắng hết sức để tránh các tác nhân gây ra triệu chứng bệnh, nhưng ngay cả một miếng thức ăn nhỏ nhất cũng có thể gây khó khăn. Điều đó đồng nghĩa, ông luôn phải mang theo máy đo nồng độ hơi thở để kiểm tra xem mình có say không.
“Đôi khi mọi người coi tình trạng của tôi như một trò đùa và nói rằng tôi không cần tốn t.iền mua rượu nhưng thực ra mọi chuyện rất kinh khủng, giống như nhảy trên một bãi mìn. Tôi có một máy đo nồng độ cồn mà tôi sử dụng hàng giờ”, ông Carson tâm sự.
Nhưng ông Carson không để tình trạng trên khiến mình suy sụp và cố gắng kiểm soát mọi chuyện nhờ sự hỗ trợ của vợ là một bác sĩ. Ông cũng chia sẻ câu chuyện cá nhân để nâng cao hiểu biết của mọi người về ABS.
“Tôi cố gắng nuôi dưỡng vi khuẩn tốt trong hệ tiêu hóa qua thông qua những gì tôi ăn. Tôi đang áp dụng chế độ Keto với nhiều rau và protein, tôi cảm thấy tốt hơn nhiều. Bây giờ tôi đã biết nhiều hơn về tình trạng bệnh nên việc kiểm soát trở nên dễ dàng hơn một chút”, ông chia sẻ.