Nguyên nhân khiến bệnh truyền nhiễm bùng phát

Sự mất đa dạng sinh học là nguyên nhân môi trường lớn nhất gây ra các đợt bùng phát bệnh truyền nhiễm.

Các bệnh truyền nhiễm mới đang gia tăng và thường bắt nguồn từ động vật hoang dã. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature cho thấy, trong số những tác động đang phá hủy hệ sinh thái toàn cầu, sự biến mất của các loài dẫn đến mất đa dạng sinh học – nguyên nhân lớn nhất làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh, kéo theo biến đổi khí hậu và sự du nhập của các loài không bản địa.

Các chuyên gia đã phân tích gần 1.000 nghiên cứu về nguyên nhân môi trường gây bệnh truyền nhiễm trên toàn bộ các châu lục, ngoại trừ Nam Cực và đ.ánh giá mức độ nghiêm trọng, cũng như tỷ lệ mắc bệnh ở vật chủ là thực vật, động vật hoặc con người.

nguyen nhan khien benh truyen nhiem bung phat e3b 7160905

Mất đa dạng sinh học khiến các bệnh truyền nhiễm bùng phát. Ảnh: Getty Images.

Phân tích tập trung vào 5 yếu tố, bao gồm: Mất đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu, ô nhiễm hóa chất, các loài phi bản địa và mất môi trường sống. Kết quả cho thấy, ngoại trừ tình trạng mất môi trường sống, 4 yếu tố còn lại đều khiến bệnh truyền nhiễm gia tăng.

Theo The Guardian, thay đổi môi trường sống làm giảm rủi ro bùng phát bệnh truyền nhiễm khi con người có xu hướng tìm đến một loại môi trường sống cụ thể như thành phố. Các khu vực thành thị cũng ghi nhận tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn, một phần do hệ thống y tế và vệ sinh công cộng được bảo đảm, trong khi số lượng động vật hoang dã cũng ít hơn.

Những lo ngại về bệnh lây truyền từ động vật đã gia tăng kể từ đại dịch toàn cầu Covid-19, với nhiều căn bệnh đáng báo động như cúm lợn hay cúm gia cầm. 3/4 số bệnh mới nổi ở người đều lây lan từ động vật sang người.

Cho rằng kế hoạch giảm khí thải, ngăn mất đa dạng sinh học và ứng phó với các loài xâm lấn đều có thể giúp giảm gánh nặng bệnh tật, các nhà nghiên cứu kỳ vọng những phân tích sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nỗ lực kiểm soát, giảm thiểu và giám sát dịch bệnh trên toàn cầu.

Phải làm gì khi bị mắc Covid-19?

Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện 2K (Khẩu trang-Khử khuẩn) để phòng bệnh Covid-19 và các bệnh lây qua đường hô hấp.

Bộ Y tế cho biết, hệ thống giám sát dịch bệnh đã nhận được thông báo về việc gia tăng các bệnh truyền nhiễm, bệnh lây qua đường hô hấp, đặc biệt là Covid-19 tại một số quốc gia như Malaysia (tăng từ 50-100%), Singapore (tăng 65% trong tuần cuối tháng 11, đầu tháng 12/2023).

phai lam gi khi bi mac covid 19 15e 7051866

Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện 2K (Khẩu trang-Khử khuẩn) để phòng bệnh Covid-19 và các bệnh lây qua đường hô hấp.

Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh Covid-19 tại Việt Nam hiện vẫn được kiểm soát; số ca bệnh ghi nhận thấp, rải rác và phần lớn có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng.

Cùng đó, số ca nhập viện và số bệnh nhân nặng cũng thấp. Kết quả giám sát tác nhân gây bệnh hiện chưa ghi nhận biến thể mới, bất thường.

Bộ Y tế khuyến cáo hiện đang trong giai đoạn vào mùa đông – xuân, thời tiết chuyển mùa thay đổi bất thường, nhu cầu giao thương, đi lại, du lịch cuối năm tăng cao, là nguyên nhân và điều kiện cho sự xuất hiện, lây lan bệnh truyền nhiễm, nhất là bệnh lây truyền qua đường hô hấp như cúm, sởi, rubella, ho gà, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát thành dịch bệnh.

Vì vậy, người dân cần thực hiện 2K (khẩu trang-khử khuẩn) để phòng bệnh Covid-19 và các bệnh lây qua đường hô hấp.

Với dịch Covid-19, Sở Y tế TP.HCM vừa trình UBND TP.HCM dự thảo kế hoạch kiểm soát, quản lý bền vững dịch Covid-19 giai đoạn từ 2023 – 2025.

Tại TP.HCM, thông qua việc giám sát các biến thể của vi rút SARS-CoV-2 cho thấy đang lưu hành bốn biến thể của Omicron gồm XBB.1.9 (4 chủng), XBB.1.16 (2 chủng), BA.2.75 (1 chủng), BA.2.86.1 (1 chủng).

Chỉ duy nhất EG.5 là biến thể phổ biến nhất được ghi nhận tại 89 quốc gia nhưng vẫn chưa được phát hiện ở TP.HCM. Trong hệ thống các bệnh viện của TP.HCM cũng chưa ghi nhận các trường hợp mắc dịch Covid-19 mới cần nhập viện điều trị, tuy vậy khi số ca mắc Covid-19 đang tăng ở một số nước, phải nhìn nhận nguy cơ số ca mắc gia tăng trở lại là điều khó tránh khỏi.

Ngoài việc tăng cường giám sát ca bệnh, các biến thể Covid-19 lồng ghép trong giám sát tác nhân viêm hô hấp cấp tính, chúng tôi đã yêu cầu các cơ sở điều trị tăng cường chẩn đoán, phát hiện những trường hợp mắc dịch Covid-19 trên những bệnh nhân thuộc nhóm nguy cơ cao.

Mục tiêu nhằm có chế độ chăm sóc, điều trị phù hợp giảm thiểu thấp nhất nguy cơ biến chứng hoặc t.ử v.ong. Các cơ sở cũng cần đảm bảo việc sẵn sàng phân luồng điều trị khi cần, tránh lây nhiễm chéo trong bệnh viện.

Với người mắc Covid-19 từ 5-16 t.uổi, theo phác đồ điều trị do Bộ Y tế đưa ra, cần theo dõi các dấu hiệu: tinh thần, đo thân nhiệt ít nhất 2 lần/ngày, đếm nhịp thở, mạch, đo SpO2 (nếu có máy đo), màu sắc da, niêm mạc, ăn uống, ho, đau ngực, đau bụng, tiêu chảy (phân lỏng/đi ngoài), mất khứu giác, thính giác.

Khi phát hiện bất cứ một trong các dấu hiệu dưới đây phải thông báo ngay cho cơ sở quản lý người mắc Covid-19 tại nhà: Trạm y tế xã, phường; hoặc trạm y tế lưu động, trung tâm vận chuyển cấp cứu. để được khám bệnh, xử trí cấp cứu và chuyển viện kịp thời hoặc đưa trẻ mắc covid-19 đến các cơ sở y tế để được khám, chữa bệnh.

Thở nhanh: Nhịp thở của trẻ từ 5 đến dưới 12 t.uổi: 30 lần/phút, trẻ từ 12 t.uổi: 20 lần/phút. Thở bất thường: co kéo hõm ức, liên sườn.

SpO2

Đối với F0 điều trị tại nhà là người trên 16 t.uổi, cần theo dõi các dấu hiệu:

Chỉ số: nhịp thở, mạch, nhiệt độ, SpO2 và huyết áp (nếu có thể).

Các triệu chứng: mệt mỏi, ho, ho ra đờm, ớn lạnh/gai rét, viêm kết mạc (mắt đỏ), mất vị giác hoặc khứu giác, tiêu chảy (phân lỏng/đi ngoài); ho ra m.áu, thở dốc hoặc khó thở, đau tức ngực kéo dài, lơ mơ, không tỉnh táo; các triệu chứng khác như đau họng, nhức đầu, chóng mặt, chán ăn, buồn nôn và nôn, đau nhức cơ.

Khi phát hiện bất cứ một trong các dấu hiệu dưới đây phải thông báo ngay với cơ sở quản lý người mắc Covid-19 tại nhà/cơ sở lưu trú: trạm y tế xã, phường; hoặc trạm y tế lưu động, trung tâm vận chuyển cấp cứu… để được khám bệnh, xử trí cấp cứu và chuyển viện kịp thời hoặc đưa người mắc covid-19 đến các cơ sở y tế để được khám, chữa bệnh.

Khó thở, thở hụt hơi. Nhịp thở 20 lần/phút. SpO2 96%. Mạch nhanh> 120 nhịp/phút hoặc

Huyết áp thấp: huyết áp tâm thu

Đau tức ngực thường xuyên, cảm giác bó thắt ngực, đau tăng khi hít sâu. Tím môi, tím đầu móng tay, móng chân, da xanh, môi nhợt, lạnh đầu ngón tay, ngón chân.

Thay đổi ý thức: lú lẫn, ngủ rũ, lơ mơ, rất mệt/mệt lả, co giật. Không thể ăn uống do nôn nhiều.

Bất kỳ tình trạng bất ổn nào của người mắc Covid-19 mà thấy cần khám, chữa bệnh. Hướng dẫn của Bộ Y tế cũng nêu rõ đối với F0 điều trị tại nhà sử dụng thuốc như sau: Thuốc hạ sốt khi nhiệt độ 38,50 C hoặc đau đầu nhiều:

Người lớn: Paracetamol, mỗi lần 1 viên 500mg hoặc 10-15 mg/kg, có thể lặp lại mỗi 4-6 giờ. Lưu ý tổng liều thuốc không vượt quá 4g (4000mg)/ngày.

T.rẻ e.m: Paracetamol liều 10-15 m g/kg/l ần (uống hoặc đặt h.ậu m.ôn), cách tối thiểu 4-6 giờ nếu cần nhắc lại, lưu ý tổng liều thuốc không vượt quá 60 mg/kg/ngày.

Dung dịch cân bằng điện giải khi mất nước (do sốt cao, tiêu chảy, mệt mỏi): Khuyến khích người mắc covid-19 uống nhiều nước, có thể sử dụng nước trái cây hoặc Oresol (pha và dùng theo đúng hướng dẫn), nếu không muốn uống Oresol có thể thay thế bằng nước đun sôi để nguội, nước trái cây.

Không sử dụng các dung dịch nước ngọt công nghiệp (không sản xuất từ hoa quả) để bù nước.

Tăng cường dinh dưỡng, ăn uống đủ chất, tăng cường ăn trái cây tươi, rau xanh. Dùng các thuốc điều trị triệu chứng khi cần thiết:

Ho nhiều: Có thể dùng các thuốc giảm ho từ thảo dược, hoặc thuốc giảm ho đơn thuần, hoặc thuốc giảm ho kết hợp kháng histamin… Lưu ý chỉ định, chống chỉ định và các cảnh báo/thận trong khi sử dụng thuốc

Ngạt mũi, xổ mũi: Cần xịt rửa mũi, nhỏ mũi bằng dung dịch natriclorua 0,9%. Tiêu chảy: Chế phẩm vi sinh có lợi cho đường ruột (probiotic), men tiêu hóa.

Bộ Y tế lưu ý: Với người đang được sử dụng các thuốc điều trị bệnh nền theo đơn ngoại trú tiếp tục sử dụng theo hướng dẫn. Không tự ý dùng thuốc kháng vi rút, kháng sinh, kháng viêm. khi chưa có chỉ định, kê đơn. Không xông cho t.rẻ e.m.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *