10 loại trái cây có thể giúp giảm mức cholesterol một cách tự nhiên

Thêm những loại trái cây này vào chế độ ăn uống có thể giúp giảm mức cholesterol một cách tự nhiên.

Theo The Times of India, cholesterol cao là kẻ g.iết n.gười thầm lặng. Ngoài việc phụ thuộc vào thuốc, lý tưởng nhất là áp dụng các biện pháp tự nhiên để kiểm soát cholesterol. Dưới đây là 10 loại trái cây có thể giúp giảm cholesterol một cách tự nhiên.

Ổi

Giàu chất xơ và chất chống oxy hóa, ổi có thể giúp giảm mức cholesterol LDL (cholesterol “xấu”) và cải thiện sức khỏe tim mạch. Hàm lượng kali cao của nó cũng hỗ trợ quản lý huyết áp.

10 loai trai cay co the giup giam muc cholesterol mot cach tu nhien fef 7159699

Ổi giàu chất xơ có thể giúp giảm cholesterol “xấu”, một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh tim. Ảnh: Pexels

Lựu

Lựu chứa polyphenol và punicalagin, có thể làm giảm quá trình oxy hóa cholesterol LDL và tăng cường sức khỏe tim mạch. Nó cũng là một nguồn chất xơ và vitamin tốt.

Đu đủ

Đu đủ có chứa papain, một loại enzyme hỗ trợ tiêu hóa và có thể giúp giảm mức cholesterol. Nó cũng giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ, hỗ trợ sức khỏe tổng thể.

Táo

Táo có nhiều chất xơ hòa tan, đặc biệt là pectin, có thể giúp giảm mức cholesterol LDL. Chúng cũng chứa chất chống oxy hóa hỗ trợ sức khỏe tim mạch và giảm viêm.

Cam

Cam rất giàu vitamin C và chất xơ, có thể giúp giảm mức cholesterol và cải thiện sức khỏe tim mạch. Các flavonoid trong cam cũng có đặc tính chống oxy hóa.

Chuối

Chuối là nguồn cung cấp kali dồi dào, giúp điều hòa huyết áp và có thể làm giảm mức cholesterol. Chúng cũng chứa chất xơ và chất chống oxy hóa hỗ trợ sức khỏe tim mạch.

Xoài

Xoài rất giàu vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa, có thể giúp giảm mức cholesterol và giảm viêm. Hàm lượng chất xơ của chúng cũng hỗ trợ sức khỏe tiêu hóa.

Dưa hấu

Dưa hấu có lượng calo thấp và hàm lượng nước cao, khiến nó trở thành loại trái cây có tác dụng dưỡng ẩm và thân thiện với cholesterol. Nó chứa lycopene, có thể giúp giảm mức cholesterol LDL.

Kiwi

Kiwi chứa nhiều vitamin C, chất xơ và chất chống oxy hóa, có thể giúp giảm mức cholesterol LDL và cải thiện sức khỏe tim mạch. Hàm lượng kali của nó cũng hỗ trợ quản lý huyết áp.

Nho

Nho chứa resveratrol, một hợp chất có đặc tính chống oxy hóa có thể giúp giảm mức cholesterol và giảm viêm. Chúng cũng là nguồn cung cấp chất xơ và vitamin tốt.

Uống nước sả mỗi ngày có tốt cho sức khỏe?

Nước sả là thức uống quen thuộc, được nhiều người yêu thích bởi hương vị thơm ngon và lợi ích sức khỏe mà nó mang lại.

Tuy nhiên, nhiều người vẫn băn khoăn liệu uống nước sả mỗi ngày có tốt không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Dưới đây là những lợi ích bạn sẽ nhận được nếu uống nước sả mỗi ngày:

Kháng khuẩn

uong nuoc sa moi ngay co tot cho suc khoe 6b5 7116114

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet

Báo Thanh Niên dẫn nguồn trang NDTV cho biết, theo Trung tâm Ung thư Memorial Sloan Kettering (Mỹ), nghiên cứu cho thấy sả có khả năng ngăn ngừa n.hiễm t.rùng.

Nước sả rất giàu chất chống oxy hóa, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, chống lại nhiều chứng bệnh và n.hiễm t.rùng. Nó cũng có đặc tính kháng khuẩn giúp chống lại nhiều loại vi khuẩn và nấm hiệu quả. Uống nước sả thường xuyên có thể giúp bảo vệ chống lại n.hiễm t.rùng.

Giảm mức cholesterol

Các nghiên cứu chỉ ra rằng nước sả giúp giảm mức cholesterol xấu LDL, do đó làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

Tốt cho tim mạch

Sả được sử dụng để điều trị cholesterol cao và kiểm soát bệnh tim. Báo Sức khỏe & Đời sống dẫn nguồn trang Healthshots cho biết, một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Công nghệ & Nghiên cứu Dược phẩm đã kiểm tra tác động của sả đối với chuột. Người ta phát hiện ra rằng ăn sả làm giảm mức cholesterol. Do tác động đáng kể của việc giảm cholesterol, nó có thể tăng cường sức khỏe tim mạch và bảo vệ khỏi các bệnh tim lớn.

Nói chung, sả chứa quercetin, một loại flavonoid được biết đến có tác dụng chống oxy hóa và chống viêm giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch. Hơn nữa, nó rất hữu ích trong việc kiểm soát các vấn đề về cholesterol cao.

Giảm stress

Sả là một thành phần có trong công thức thảo dược có thể giúp giảm lo lắng và căng thẳng.

Tăng cường sức khỏe răng miệng

Báo Sức khỏe & Đời sống dẫn nguồn trang Healthshots cho biết theo nghiên cứu năm 2012 được công bố bởi Viện Y tế Quốc gia, các đặc tính kháng khuẩn của sả giúp chống lại vi khuẩn streptococcus sanguinis, vi khuẩn gây sâu răng.

Cách nấu nước sả tươi để uống hằng ngày

Uống nước sả mang lại những lợi ích và tác hại như thế nào cho sức khỏe thì chúng ta cũng đã được biết rồi, bây giờ, bạn cần phải nắm rõ được cách chế biến và liều lượng sử dụng để mang đến sức khỏe tốt nhất cho bạn.

Nếu không thể trồng sả tại nhà, bạn có thể mua tại các khu chợ và thực hiện các bước sau đây để nấu nước sả:

Cắt thân xả thành từng khúc từ 2 đến 3 cm

Đun sôi một cốc nước

Khi nước vừa sôi, cho sả vào cốc nước sôi khoảng 5 phút

Lọc bỏ xác sả và lấy nước để uống giống như trà

Bạn cũng có thể thêm đá vào để uống nếu bạn thích uống lạnh hơn.

Ngoài phương pháp trên thì bạn có thể kết hợp với một số phương pháp khác như lá đu đủ, mật ong, tắc,… nó sẽ đặt biệt rất hiệu quả để bạn giảm cân đấy.

Liều lượng an toàn mà bạn sử dụng mỗi ngày là khoảng 200 ml, với những người đang bị đau họng, cảm lạnh có thể sử dụng từ 400 đến 500 ml mỗi ngày.

Cách pha trà sả tốt cho sức khỏe

Để pha trà sả tốt cho sức khỏe bạn có thể tham khảo công thức sau:

Thành phần: Nước, sả, mật ong

Rửa sạch sả tươi với nước. Sau khi làm sạch, cắt chúng thành từng miếng nhỏ.

Đun sôi nước và cho sả tươi vào.

Đun sôi tiếp khoảng 10 phút.

Lọc trà, thêm mật ong và dùng nóng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *